Tiếp tục mở rộng thị phần hàng công nghiệp của Việt Nam tại Malaysia

Từ năm 2010 đến nay, Malaysia triển khai nhiều kế hoạch, xây dựng mô hình phát triển kinh tế, công nghiệp giai đoạn từ năm 2010

– 2020 (IPM3), chính sách mới giai đoạn từ năm 2013 – 2020 về khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) để tạo động lực cho nước này bước vào kỷ nguyên của Cách mạng công nghiệp 4.0 và Chương trình Chuyển đổi Quốc gia đến năm 2050 (Transformasi Nasinal 2050 – TN50). Trong giai đoạn này ngành sản xuất ô tô không còn được ưu tiên và là biểu tượng phát triển của Malaysia nữa mà ngành ICT trở thành ngành chủ lực. So với các quốc gia khác, Malaysia đáp ứng làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 chậm hơn các quốc gia khác.

Trong năm 2015, Chương trình Phát triển khoa học công nghiệp dài hạn của Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển các ngành khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo đến năm 2050. Các ngành này tập trung vào các nhóm chính như nhóm các ngành khoa học lớn; Nhóm ngành khoa học, kỹ thuật công nghệ mới nổi nhóm ngành đem lại hội kinh tế cho Malaysia. Các ngành khoa học lớn gồm 3 nhóm: Nhóm 1 gồm các ngành đảm bảo nhu cầu bản thiết yếu cho nền kinh tế như: nước, năng lượng, sức khỏa, nông nghiệp và đa dạng sinh học. Nhóm 2 gồm các ngành đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân như nhà ở, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, môi trường, điện điện tử. Nhóm 3 gồm các ngành xúc tác cho các khu vực kinh tế chính của Malaysia để tạo ra cơ sở vật chất như:  đồ gỗ, ô tô, sản phẩm công nghệ cao, du lịch, nhựa vật liệu tổng hợp.

Các ngành kỹ thuật và công nghệ mới nổi như công nghệ sinh học, công nghệ số, công nghệ nano, công nghệ xanh và trí tuệ nhân tạo là những ngành mà Malaysia tập trung đầu tư và xây dựng lộ trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng đến năm 2050.

Năm 2017, Malaysia công bố chương trình Chuyển đổi Quốc gia 2050 (Transformasi Nasional 2050 – TN50). TN50 là một bản kế hoạch phát triển dài hạn, được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển tiếp theo cho Malaysia sau Chính sách kinh tế mới (NEP) để trở thành một quốc gia phát triển nằm trong “Top 20” của thế giới vào năm 2050. Trong đó, ngành sản xuất đóng vai trò là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Malaysia, đóng góp khoảng 23% vào tổng sản phẩm quốc nội GDP của Malaysia. Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình 5,1% trong lĩnh vực sản xuất từ năm 2016 – 2020 so với mức trung bình 4,8% giai đoạn năm 2010 – 2015.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Malaysia triển khai Kế hoạch phát triển Malaysia lần thứ 11 (11MP). Chính phủ Malaysia đã chỉ  ra ba phân ngành có tầm ảnh hưởng tới    kế hoạch (Kế hoạch Malaysia lần thứ 11 - 11MP) là ngành hóa chất; Năng lượng và điện tử (E&E); Máy móc thiết bị (M&E), để thúc đẩy ngành sản xuất chuyển đổi sang sản xuất công nghệ cao, có giá trị cao. Cùng với những ngành này, thiết bị y tế và hàng không vũ trụ đã được xác định là những phân khúc có tiềm năng tăng trưởng đáng kể. Malaysia đã tận dụng nguồn nguyên liệu thô như dầu, khí đốt, đồng và Bauxile để phát triển công nghiệp. Ngoài ra, Malaysia còn là quốc gia sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới. Đây cũng là một trong những điểm mạnh giúp Malaysia thu hút nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài và qua đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Nhất là khi Chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghệ cao và phần mềm.

Tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của Malaysia giảm

Từ năm 2015 đến nay, tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của Malaysia luôn ở trong xu hướng giảm và giảm mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 với tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp là 35,91% vào tăng trưởng kinh tế của nước này, sử dụng 27% dân số. Tuy nhiên, trong đó, một số ngành sản xuất lại tăng như ngành sản xuất điện, điện tử và quang học, dầu mỏ, hóa chất, cao su và nhựa. Trong đó ngành sản xuất điện và điện tử quang học chiếm 28,2% trong năm 2015, tăng 28,9% trong năm 2020. Ngành dầu mỏ, hóa chất, cao su và nhựa chiếm tỷ trọng 26,2% trong năm 2015, tăng lên 27% trong năm 2020. Nhưng ngành sản xuất dầu mỡ động vật, và phân ngành chế biến thực phẩm với 17,5% tỷ trọng trong năm 2015, giảm xuống còn 16,8% trong năm 2017. Đây là những ngành sản xuất quan trọng nhất của lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Malaysia, chiếm tới 72% trong sản xuất công nghiệp của Malaysia. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, ngành sản xuất công nghiệp điện, điện tử và quang học của Malaysia không bị tác động nhiều, xuất khẩu tiếp tục được duy trì khi nhu cầu sủ dụng lớn các thiết bị điện tử tại nhà do các biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều nơi trên thế giới.

Theo Cục Thống kê Malaysia (DoSM), đóng góp chính cho tổng sản lượng là lĩnh vực sản xuất chiếm 44,4% trong năm 2019, ngành dịch vụ chiếm 41% và ngành xây dựng chiếm 6,8%. Ba lĩnh vực này đóng góp 92,2% vào tổng sản phẩm của thành phần kinh tế Malaysia. Nhưng giá trị giá tăng của lĩnh vực dịch vụ đóng góp vào GDP Malaysia nhiều hơn chiếm 54,9%, tiếp đến là ngành sản xuất chiếm 25,3% và lĩnh vực khai khoáng chiếm 10,2%. Trong ngành sản xuất, sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng của Malaysia, chiếm 80% tỷ trọng của toàn ngành sản xuất. Sản phẩm có thế mạnh của Malaysia là sản xuất điện, điện tử và quang học, sản phẩm từ cao su và dầu cọ, hóa chất, máy móc, thiết bị và kim loại sản xuất…

trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp (IPP) của Malaysia ghi nhận ở mức giảm 4,2% so với năm 2019. Sự sụt giảm là do hoạt động khai thác giảm 9,7%, chỉ số sản xuất điện, điện tử và quang học giảm 3,7% là khi các thị trường xuất khẩu chính  của Malaysia đang phải giãn cách xã hội. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ số IPP tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2020, cùng với các chỉ số khác như chỉ số khai thác, chỉ số sản xuất, chỉ số sản xuất điện, điện tử và quang học đều tăng so với cùng kỳ năm 2020 do việc mở rộng chủ yếu từ nhu cầu cao hơn đối với các sản phẩm điện và điện tử (E&E), sản phẩm cao su, các sản phẩm khác, đặc biệt là thiết  bị lưu trữ thể rắn (SSD), thiết bị khoa học và quang học, máy móc, thiết bị và bộ phận, sản phẩm gỗ, sắt thép.

Tốc độ sản xuất công nghiệp của Malaysia giai đoạn năm 2016 – 2020

 

Sản xuất công nghiệp

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

6T/2021

Tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp

4,7

2,9

3,1

2,4

-4,2

12,4

Tăng trưởng khai thác

5,8

-4,1

-1,9

-1,7

-9,7

4,5

Tăng trưởng trong sản xuất

4,3

5,3

4,8

3,6

-2,7

15,7

Tăng trưởng điện, điện tử và quang học

6,1

3,9

3,7

3,3

-3,7

4

Nguồn: Cục Thống kê Malaysia (DoSM)

Theo Cục Thống kê Malaysia (DoSM), các ngành sản xuất công nghiệp của Malaysia định hướng cho xuất khẩu đã thúc đẩy tăng trưởng của khu vực sản xuất tăng lên 52,8% trong khi các ngành công nghiệp định hướng trong nước tăng 110,9%. Ngành này cũng được thúc đẩy bởi tỷ lệ sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là trong các sản phẩm điện, điện tử và xăng dầu, hóa chất, cao su và các phân ngành sản phẩm nhựa.

Trong nửa đầu năm 2021, sản xuất công nghiệp Malaysia bị gián đoạn do việc đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc và sau đó là hàng loạt các biện pháp đóng cửa nhiều nhà máy trong lĩnh vực sản xuất tại Malaysia do đợt bùng phát dịch bệnh mới tại nước này. Sản xuất công nghiệp của Malaysia sẽ phục hồi mạnh mẽ, mở rộng cho các lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, điện tử, cùng với việc gia tăng mạnh trong khai thác mỏ cùng các tiện ích đi kèm. Mức tồn kho cạn kiệt và các đơn hàng mới từ các thị trường xuất khẩu chủ chốt ở châu Âu, Bắc Mỹ. Đặc biệt nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử trong năm 2021 trên toàn thế giới tăng cao do làm việc tại nhà, ngoài ra, giá dầu tăng cũng sẽ góp phần đà tăng này. Các ngành sản xuất công nghiệp sẽ đóng góp vào tăng trưởng trong nửa cuối năm 2021 là sản phẩm điện và điện tử tăng 7,9%, xăng dầu, hóa chất, sản phẩm cao su và nhựa tăng khoảng 4,5% và sản phẩm gỗ, đồ nội thất, sản phẩm giấy và in ấn tăng 2,4%. Dự báo sản lượng công nghiệp Malaysia sẽ tăng khoảng 6,1% trong năm 2021.

Sản xuất công nghiệp Malaysia phụ thuộc vào các thị trường lớn

Với phần lớn ngành sản xuất công nghiệp của Malaysia tập trung vào xuất khẩu, do đó thị trường toàn cầu trong năm 2021 đang tạo điều kiện cho đà tăng trưởng của nước này. Đồng thời, phần lớn ngành công nghiệp của nước này phụ thuộc vào nhập khẩu,  với những mặt hàng được chế biến lại để  tái xuất khẩu hoặc tiêu dùng tại thị trường nội địa. Hơn nữa, chi phí năng lượng và nhân công đang tăng lên, chi phí của nhiều nguyên liệu thô, đặc biệt thị trường chip bán dẫn đang tăng giá và tình trạng khan hàng ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất điện tử. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp vẫn có nhiều lợi thế để tạo đòn bẩy do Malaysia có một lực lượng lao động được đào tạo tốt,  cơ sở hạ tầng vượt trội so với nhiều nước trong khu vực ASEAN và cơ sở mạnh mẽ của các chính sách khuyến khích của Chính phủ nước này nhằm thúc đẩy các ngành sản xuất công nghiệp phát triển sang giai đoạn tiếp theo của các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Malaysia là một quốc gia đang phát triển và phụ thuộc rất nhiều vào FDI để phát triển kinh tế. Các chính sách nhìn chung có lợi cho đầu tư nước ngoài, mặc dù có một số hạn chế trong một số lĩnh vực nhất định và sự kiểm soát ngoại tệ của ngân hàng trung ương. Để phục hồi sau dịch bệnh Covid-19, Malaysia cần có một nguồn lực đáng kể và các chỉ thị của Chính phủ nước này giúp thu hút vốn. Các sáng kiến PENJANA gần đây và BNM nới lỏng các quy tắc quản lý ngoại hối phản ánh một môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Malaysia đang tìm cách trở thành điểm đến ưa thích của dòng vốn FDI từ Trung Quốc. Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA), cùng với các cơ quan xúc tiến đầu tư khác của Chính phủ như InvestKL, đã thành lập các nhóm và sáng kiến khác nhau tập trung vào Trung Quốc, bao gồm Kênh đặc biệt Trung Quốc (hiện  do MIDA dẫn đầu) để tăng tốc FDI từ Trung Quốc và thu hút các khoản đầu tư có giá trị cao, công nghệ cao, có tác động nhanh từ các công ty Trung Quốc.

Thương mại quốc tế là yếu tố đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Malaysia. Quốc gia này xuất khẩu chủ yếu là vi mạch tích hợp điện tử và vi lắp ráp chiếm 18,8%, dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ chiếm 10,8%, chất bán dẫn chiếm 3,7% và dầu cọ chiếm 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, Malaysia cũng là nước nhập khẩu chính bao gồm các sản phẩm điện và điện tử chiếm 38,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó, các thiết bị điện tử, vi lắp ráp và thiết bị điện cho điện thoại chiếm 17,6%, chất bán dẫn chiếm 1,5% nhập khẩu sản phẩm điện và điện tử của Malaysi. Các sản phẩm dầu mỏ và dầu thô chiếm 11,7%, hóa chất và sản phẩm hóa chất chiếm 8,4%. Bên cạnh đó, máy móc, thiết bị và linh kiện chiếm 8,6%. Đối với các ngành sản xuất  kim loại chiếm 5,2%, sản phẩm sắt thép chiếm 3,7%. Ngoài ra, thiết bị vận tải chiếm 5,1%, các sản phẩm dầu mỏ tinh chế chiếm 5%. Thiết bị quang học và khoa học chiếm 3%, thực phẩm chế biến chiếm 1,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Malaysia. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này sẽ phục hồi hơn 9,7% trong năm 2021, sau khi giảm 11,1% trong năm 2020 do đại dịch Covid-19, cao hơn so với nhập khẩu 8,3%.

Theo Cục Thống kê Malaysia (DoSM), năm 2020 thị trường cung cấp hàng hóa cho nước này gồm Trung Quốc đạt 41,08 tỷ USD, chiếm 21,5%, Singapore đạt 17,68 tỷ USD, chiếm 9,3%, Nhật Bản đạt 14,65 tỷ USD, chiếm 7,7%, Mỹ đạt 16,66 tỷ USD, chiếm 8,7%, thị trường Đài Loan đạt 13,84 tỷ USD, chiếm 7,2%, Inđônêsia đạt 8,78 tỷ USD, chiếm 4,6%, Hàn Quốc đạt 10,85 tỷ USD, chiếm 5,7%. Thái Lan đạt 8,20 tỷ USD, chiếm 4,3%, Ấn Độ đạt 5,98 tỷ USD, chiếm 3,1%, Đức đạt 5,57 tỷ USD, chiếm 2,9%, phần trăm còn lại đại diện cho các thị trường nhập khẩu khác thương mại với Malaysia đạt 47,83 tỷ USD, chiếm 25%. Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa của Malaysia sang 10 thị trường lớn gồm có xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 38,06 tỷ USD, chiếm 16,2%, Singapore đạt 34,12 tỷ USD, chiếm 14,5%, Mỹ đạt 26,11 tỷ

USD, chiếm 11,1%, thị trường Hồng Công đạt 16,35 tỷ USD, chiếm 6,9%, Nhật Bản chiếm đạt 14,81 tỷ USD, 6,3%, Thái Lan đạt 10,86 tỷ USD, chiếm 4,6%, Hàn Quốc đạt 8,30 tỷ USD, chiếm 3,5%, thị trường Đài Loan đạt 8,12 tỷ USD, chiếm 3,5%, Inđônêsia đạt 7,29 tỷ USD, chiếm 3,1%, Việt Nam đạt 7,41 tỷ USD, chiếm 3,1% và các thị trường khác  đạt 63,99 tỷ USD, chiếm 27,2% tỷ trọng xuất khẩu của Malaysia trong năm 2020.

Theo ITC, trong năm 2020, Malaysia nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, giảm 9,6% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 2,3% nhập khẩu hàng hóa của Malaysia. Quốc gia này nhập khẩu các sản phẩm sản công nghiệp trong năm 2020 từ Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD, chiếm 89,4% tổng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Malaysia mang tính cạnh tranh hơn là bổ sung cho nhau, nên việc khai thác thị trường Malaysia còn hạn chế. Trong 5 tháng đầu năm 2020, Malaysia nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam đạt 2,046 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Malaysia nhập khẩu lớn các mã HS từ Việt Nam lớn gồm HS 85 đạt 675,13 triệu USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2020, mã HS 72 đạt 254,47 triệu USD, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, nhập khẩu các mã khác như HS 84, HS 70, HS 38 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Nguồn Thông tin thương mại

Hotline Zalo
Loading...
×