BỘ CÔNG THƯƠNG ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC DOANH NGHIỆP để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất

 

Trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì các buổi làm việc với các doanh nghiệp ngành thép, ngành hóa chất và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam để nắm bắt tình hình, trao đổi, thống nhất về các giải pháp để thúc đẩy phát triển đối với các ngành công nghiệp này.

Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp ngành thép phát triển

Ngành thép là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như: cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ... Bên cạnh đó, ngành cũng đóng góp quan trọng cho quá trình chuyển dịch, đô thị hóa đất nước, tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.

Giai đoạn 2016-2020, nhu cầu thép hàng năm của Việt Nam tăng ở mức 2 con số; sản lượng sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước cũng tăng mạnh, tăng từ 7,8 triệu tấn vào năm 2016, lên đạt 19,9 triệu tấn vào năm 2020 (năm 2020, năng lực sản xuất toàn ngành đạt khoảng 24 triệu tấn/năm).

Thời gian qua, ngành thép đã đạt được một số thành tựu, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng tiềm năng. Ngành thép mới chỉ đáp ứng nhu cầu thép xây dựng, chưa đáp ứng được thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí và công nghiệp hỗ trợ. Các

 

 

chủng loại thép khác phục vụ ngành chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ như: thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội… còn phải nhập khẩu.

Ngành thép vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức khi nguồn nguyên liệu đầu vào phần lớn vẫn phải nhập khẩu, như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài.

Các giải pháp được xác định để hỗ trợ ngành thép tiếp tục tăng trưởng gồm:

  • Tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi để thực hiện cho được các mục tiêu phát triển ngành thép, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Tập trung phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và hình thành thị trường nguyên liệu thép lành mạnh.
  • Hiệp hội Thép phải vươn lên làm vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, đồng thời đóng vai trò trọng tài để góp phần bình ổn thị trường thép, bảo đảm quyền lợi của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  • Từng doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép phải mạnh mẽ hơn trong tái cấu trúc doanh nghiệp của mình, xây dựng được các chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn.
  • Từng bước hình thành quỹ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, sự đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành thép để nghiên cứu đầu tư vào các phòng thí nghiệm, sản xuất ra những mặt hàng thép đặc biệt, đáp ứng được nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp chế tạo khác.

Từng bước hình thành chuỗi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sau thép đặc biệt, không chỉ dừng lại nguyên liệu mà còn có thể là thành phẩm.

Bộ trưởng cũng giao nhiệm vụ với các quan quản thuộc Bộ Công Thương như sau:

  • Cục Công nghiệp nghiên cứu, đề xuất các chính sách để xây dựng chiến lược, định hướng phát triển ngành thép trong giai đoạn tiếp theo; Phối hợp với Hiệp hội Thép Việt Nam trong việc đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam; Theo dõi sát tình hình thị trường và sản xuất của ngành thép, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ để tìm cách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các danh nghiệp sản xuất thép.
  • Cục Phòng vệ thương mại chủ động tiến hành triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép phù hợp với các quy định thương mại và luật pháp quốc tế.
  • Vụ Khoa học và công nghệ nghiên cứu, đề xuất xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc phòng thí nghiệm để sản xuất ra các mặt hàng thép đặc biệt.
  • Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục theo dõi các thông tin xuất nhập khẩu, đặc biệt với các mặt hàng, sản phẩm tăng đột biến để đề xuất các chính sách kịp thời điều tiết thị trường sản xuất trong nước.

  • Tổng cục Quản lý thị trường làm tốt công tác kiểm soát thị trường thép, ngăn chặn các
    hiện tượng đầu cơ, găm hàng, sốt giá…

Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị, trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu có các khó khăn vướng mắc, các doanh nghiệp ngành thép kịp thời có kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để tìm giải pháp tháo gỡ.

Tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất phát triển, tăng trưởng bền vững

Tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao gấp 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao. Theo tính toán, sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng 13-14% toàn ngành công nghiệp.

Tính đến năm 2020, toàn ngành có khoảng 1.818 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên  6 vùng trong cả nước, trong đó 894 doanh nghiệp sản xuất phân bón (chiếm 49%), 106 doanh nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 6%), 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (chiếm 1%), 68 doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản (chiếm khoảng 4%)…

Trong thời gian qua, ngành hóa chất có sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, nhiều dự án quy mô lớn, cho thấy nhu cầu của thị trường và chính sách hấp dẫn của nhà nước đối với phát triển công nghiệp và công nghiệp hoá chất nói riêng. Tuy nhiên, đóng góp của ngành còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên, nguyên liệu trong nước dẫn tới chưa làm chủ được thị trường nội địa, nhiều sản phẩm hóa chất quan trọng phục vụ phát triển sản xuất phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Một phần do đặc thù ngành sản xuất hóa chất cần mức đầu tư lớn nên trước đây ngành chủ yếu phụ thuộc vào thành phần kinh tế nhà nước, các dự án đầu tư hầu hết sử dụng vốn nhà nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, để phát triển công nghiệp hóa chất trở thành

 

một ngành công nghiệp nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước như văn kiện Đại hội XIII của Đảng, về phía cơ quan quản lý:

  • Cần phải khẩn trương và tập trung cao để nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, bám sát vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết của Đảng, đồng thời, xây dựng kế hoạch để phân kỳ tổ chức thực hiện, đặc biệt chú trọng phát triển các lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên, bao gồm các sản phẩm hóa chất có nhu cầu lớn , giá trị gia tăng cao, có lợi thế đảm bảo an ninh lương thực, an ninh y tế.
  • Tập trung nghiên cứu lựa chọn địa điểm phù hợp, khẩn trương khuyến cáo đến các ngành, các cơ quan chức năng và các địa phương bổ sung trong quá trình quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch quốc gia đối với ngành hóa chất và công nghiệp hóa chất; Đề xuất giải pháp thu hút đầu tư hình thành các tổ hợp sản xuất kinh doanh hóa chất tập trung, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo yêu cầu về an toàn, môi trường và có tính đến các yếu tố kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành hóa chất, tập trung vào việc sử dụng các sản phẩm phụ, chất thải hiện có của ngành làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm khác.

Đề xuất xây dựng giải pháp phát triển công nghiệp hóa chất xanh, hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho con người.

Xây dựng, đề xuất các chính sách để phát

 

triển và quản lý mạng lưới các tổ chức tư vấn đầu tư, hỗ trợ cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về quản lý hóa chất.

Đối với doanh nghiệp:

  • Cần chủ động nghiên cứu, quán triệt thật tốt quan điểm đường lối, chính sách của Đảng. Tận dụng cơ hội, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới để biến thách thức thành cơ hội, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mình.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về đầu tư sản xuất kinh doanh song song với việc đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chủ động công tác truyền thông, đối thoại với cộng đồng để cải thiện hình ảnh về một nền công nghiệp hóa chất thân thiện với con người và môi trường.
  • Nâng cao năng lực trong phân tích, dự báo thị trường để bổ sung hoàn thiện chiến lược, kế hoạch phát triển hợp lý, phấn đấu đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguồn lực xã hội, ứng dụng công nghệ cao để cố gắng giảm thiểu tác động đến môi trường.
  • Các doanh nghiệp vừa phát huy nội lực vừa phải tích cực phối hợp với bên ngoài, nhất là liên doanh liên kết trong giai đoạn đầu để vào chuỗi sản xuất cung ứng của các tập đoàn lớn trên thế giới, thông qua các dự án hợp tác với các đối tác nước ngoài để đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, từng bước đưa doanh nghiệp mình vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Tích cực tham mưu với Bộ Công Thương trong việc xây dựng chính sách phát triển công nghiệp hóa chất.

Nguồn Thông tin thương mại

 

 

 

Hotline Zalo
Loading...
×