Xu hướng dịch chuyển xuất khẩu mặt hàng dệt may dưới sự tác động của dịch Covid-19

Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, dệt may Việt Nam đã có những bứt phá tại các thị trường khác. Ngoài các sản phẩm dệt may truyền thống, các mặt hàng có giá trị tăng cao cũng có tăng trưởng tốt. Đáng chú ý, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và dịch Covid-19 đã khiến cho xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng ra khỏi thị trường Trung Quốc sang khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam nhanh hơn.

Dịch Covid-19 đã khiến cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chậm lại trong năm 2020, nhưng đã phục hồi nhanh từ những tháng cuối năm 2020 và bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021. Theo số liệu thống kê sơ bộ, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 19,18 tỷ USD, tăng 21% so với 6 tháng đầu năm 2020 và tăng 4,25% so với 6 tháng đầu năm 2019. Tuy còn nhiều thách thức, nhưng với sự tăng trưởng ổn định và liên tục trong những tháng vừa qua cho thấy xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã trở lại so với thời điểm trước dịch  và còn tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cơ cấu chủng loại hàng may mặc của Việt Nam đã dịch chuyển khá rõ dưới tác động của dịch Covid-19. Tập trung xuất khẩu các mặt hàng thông thường, tính tiện dụng cao như quần, quần áo trẻ em, đồ lót, quần short… và giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng như áo Jacket, quần áo Vest…

Khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam được nâng cao, thị phần hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới tăng

Trong giai đoạn 2016 – 2020, khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam không ngừng được nâng cao, khi xuất khẩu hàng may mặc của toàn thị trường thế giới giảm bình quân 0,26%/năm thì xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn tăng trưởng bình quân 6,13%/năm trong giai đoạn này. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc giảm bình quân 4,11%/năm, Ấn Độ giảm 7,12%/năm, Indonesia giảm 0,39%/ năm… và xuất khẩu của các thị trường cạnh tranh khác như Thổ Nhĩ Kỳ tăng bình quân 0,45%/năm, Bangladesh tăng 2,47%…

Nhờ khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam không ngừng được nâng lên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới không ngừng được tăng cao và tăng bền vững trong giai đoạn 2016 – 2020. Hiện Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 4 trên thị trường thế giới sau Trung Quốc, EU và Bangladesh với tỷ trọng xuất khẩu đạt 7,05% vào năm 2020, tăng cao so với 5,54% của năm 2016. Trong khi đó, thị phần hàng may mặc của Trung Quốc liên tục bị thu hẹp từ 34,31% của năm 2016 xuống còn 29,45% trong năm 2020. Ngoài ra, ngành dệt may của một số thị trường cung cấp cạnh tranh liền kề với Việt Nam như Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ hiện cũng có những vấn đề nội tại, chưa thể bứt phá để cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Bangladesh còn phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan tới cơ sở hạ tầng cũng như trình độ sản xuất và Thổ Nhĩ Kỳ dù có khả năng cung ứng nguyên liệu nhưng mặt bằng sản xuất cũng như quy mô sản xuất của ngành may mặc vẫn ở mức vừa phải. Do đó, trên thị trường may mặc toàn cầu, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình và trở thành điểm đến cung ứng được nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn nhờ sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, môi trường chính trị ổn định, quy mô sản xuất ngày càng tăng... và đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khả năng kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam được đánh giá rất tốt khiến chuỗi cung ứng không bị gián đoạn hoặc gián đoạn rất ít.

Xuất khẩu hàng may mặc của một số thị trường giai đoạn 2016 - 2020

 

 

Thị trường

Năm 2020

(Triệu USD)

Thay đổi trong xuất khẩu hàng may mặc qua

các năm (%)

Tăng trưởng bình

quân giai đoạn 2016- 2020 (%)

N2020/19

N2019/18

N2018/17

N2017/16

Thế giới

422.992

-10,24

-0,20

5,52

3,87

-0,26

Trung Quốc

124.586

-9,88

-4,65

-0,41

-1,51

-4,11

EU

116.102

-8,66

1,01

11,18

9,86

3,35

Bangladesh

35.326

-12,54

4,44

12,26

5,72

2,47

Việt Nam

29.809

-9,26

7,77

16,66

9,35

6,13

Thổ Nhĩ Kỳ

14.988

-6,79

5,07

3,50

0,02

0,45

Ấn Độ

12.225

-24,73

3,69

-9,72

2,30

-7,12

Hồng Kông

7.836

-32,82

-11,16

-4,37

-7,96

-14,08

Anh

7.788

-7,88

-0,06

5,34

1,58

-0,26

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Trademap

Tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới (ĐVT: % tính theo trị giá)

 

Thị trường

N2020

N2019

N2018

N2017

N2016

Thế giới

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Trung Quốc

29,45

29,34

30,70

32,53

34,31

EU

27,45

26,97

26,65

25,30

23,92

Loading...
×