Đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

Năm 2020, dịch bệnh Covid -19 đã tác động đến toàn bộ đến nền kinh tế trong nước và thế giới. Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ ảnh hưởng lớn thu nhập và đời sống của người dân. Nước ta là một trong những nước kiểm soát dịch bệnh tốt, luôn đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, kể cả trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, áp dụng cách ly toàn xã hội.

Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng hóa thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn, đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng cho người dân trong những ngày cuối năm và tết Nguyên đán 2021, hạn chế thấp nhất các tác động xấu của thị trường có thể làm cho giá cả hàng hóa tăng bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong dịp tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh. Đồng thời ngăn chặn có hiệu quả tình hình buôn lậu và gian lận thương mại, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp cuối năm. Theo chỉ đạo của Bộ Công thương tại Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 30/10/2020 của Bộ Công thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Sở Công thương xây dựng Kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 như sau:

Sở Công thương: Theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có phương án hoặc đề xuất với UBND tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan, các biện pháp nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết. Ngoài ra, phối hợp với các Sở như: Sở Tài chính trong việc tạm ứng vốn ngân sách hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại chủ lực của tỉnh dự trữ hàng hóa thiết yếu, góp phần tham gia bình ổn thị trường trong dịp tết; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện rà soát cung cầu nguồn thực phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp tết. Đồng thời triển khai kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu đến các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh tạm ứng vốn ngân sách để dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường. Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công Xúc tiến thương mại & Phát triển cụm công nghiệp chủ động phối hợp và tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia bán hàng Tết, chương trình bán hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng năng lực cung ứng hàng hóa cho thị trường. Chỉ đạo Trung tâm phối hợp với Cục quản lý thị trường cung cấp thông tin các hành vi vi phạm pháp luật về giá, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp tết Dương lịch và Tết nguyên đán, các mặt hàng có nhu cầu cao trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Bám sát chỉ đạo của Bộ Công thương và Ban Chỉ đạo 389 trung ương để xây dựng và triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán 2021. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng triển khai quyết liệt, đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh tập trung đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát chống vận chuyển và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại, chú trọng kiểm tra các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Chỉ đạo các đội quản lý thị trường tham mưu cho UBND huyện, thành phố các biện pháp quản lý thị trường và tăng cường công tác quản lý địa bàn; rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn nhằm thu nhập thông tin, nắm chắc diễn biến thị trường để thực hiện tốt việc kiểm tra xử lý vi phạm quy định về giá, đo lường, chất lượng và công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu cho nhân dân trong dịp Tết.  

Phòng kinh tế hạ tầng các huyện, thành phố: Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, kịp thời báo cáo về Sở Công thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh có phương án điều tiết đảm bảo cân đối cung cầu, không để xảy ra tình trạng khan hàng, đứt hàng hoặc tăng giá đột biến ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của nhân dân. Đặc biệt lưu ý mặt hàng thịt lợn, tăng cường đôn đốc các đơn vị phân phối thực phẩm trên địa bàn phối hợp với các cơ sở chăn nuôi tập trung có phương án đảm bảo nguồn cung cấp thịt lợn cho thị trường và thực hiện việc giảm giá thành phẩm tương ứng cho người tiêu dùng. Tham mưu cho UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầy đủ lực lượng hàng hóa phục vụ Tết. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các hoạt động xúc tiến  quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương như hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, hoa, cây cảnh… nhằm phục vụ nhân dân vui chơi, mua sắm Tết. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, đầu cơ tích trữ và các hành vi kinh doanh trái phép khác như sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép các loại pháo nổ; kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá cả hàng hóa.. để người tiêu dùng thật sự tin tường các sản phẩm đang lưu thông trên thị trường, đảm bảo thị trường lành mạnh, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh trên địa bàn chuyển sang kinh doanh theo mô hình cửa hàng tiện lợi nhằm tăng doanh thu, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân, trước mắt mở rộng mô hình ở các thị trấn, thị tứ; Phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, nhất là phòng chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Điện lực Ninh Bình: Điện lực Ninh Bình xây dựng và triển khai kế hoạch cung ứng điện, có phương án dự phòng để đảm bảo cung cấp điện an toàn và liên tục phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Chi nhánh xăng dầu Ninh Bình: cân đối các nguồn cung ứng, xây dựng kế hoạch dự trữ xăng dầu, chỉ đạo các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và yêu cầu các đại lý trong hệ thống phân phối của mình có phương án kịp thời can thiệp để bình ổn thị trường khi giá cả biến động bất thường. Bố trí nhân viên bán hàng hợp lý để đảm bảo cửa hàng xăng dầu mở cửa phục vụ nhân dân theo đúng thời gian đã đăng ký với Sở Công thương. Riêng trong các ngày 28,29,30 tháng Chạp năm 2020 (âm lịch), các cửa hàng không được đóng cửa, ngừng bán hàng trước 22h00 hàng ngày. Kiểm soát chất lượng, số lượng, tránh gian lận trong kinh doanh, thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ. Khuyến khích các thương nhân kinh doanh mặt hàng xăng E5 trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các Siêu thị: Các doanh nghiệp sản xuất chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch để đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, cam kết không tăng giá đột biến nhất là vào những ngày giáp Tết. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, các Siêu thị: Xây dựng và triển khai phương án dự trữ hàng hóa đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ Tết, ưu tiên các hàng hóa Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất tăng cường tổ chức mạng lưới bán hàng tại các huyện, thành phố, góp phần bình ổn giá cả, thị trường nhất là địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh; Khuyến khích các đơn vị triển khai thực hiện các “điểm bán hàng Việt bền vững”, các “điểm bán hàng bình ổn giá” và các chương trình khuyến mại hợp pháp góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội. Đối với các siêu thị cần chuẩn bị đủ lượng hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lí, nhất là thực phẩm chế biến phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh.

Để đảm bảo cho người dân trong tỉnh đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trên tinh thần vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm thì các cấp, các ngành cần có sự phối hợp đồng bộ; đặc biệt đối với Sở Công thương phải theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, không để thiếu hàng, sốt giá, nhằm bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Phạm Mỹ Linh- Phòng  XTTM

Hotline Zalo
Loading...
×